Chuyên đề Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Tiểu học

doc 8 Trang Bình Hà 14
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Tiểu học

Chuyên đề Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Tiểu học
 nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; 
 - Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất 
lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành 
viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; 
 - Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp 
giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. 
 2. Nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ trưởng:
 2.1. Nhiệm vụ chung:
 Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn phải là người gương mẫu, có phẩm chất chính 
trị, đạo đức lối sống tốt, có năng lực trong quản lí chuyên môn, nêu cao tinh thần 
trách nhiệm, có khả năng nắm bắt nhanh tình hình trong tổ, luôn bao quát mọi việc, 
sẵn sàng chia sẻ những khó khăn cùng đồng nghiệp, linh hoạt sáng tạo, mạnh dạn 
đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ, tổ chức duy trì được mối đoàn kết nội bộ.
 - Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, Tổ trưởng xây dựng kế hoạch chuyên 
môn của tổ. Kế hoạch phải cụ thể rõ ràng, nêu rõ phương phướng nhiệm vụ chỉ tiêu 
các mặt, biện pháp thực hiệnKế hoạch hàng tuần phải nêu rõ công việc làm trong 
tuần, người thực hiện, thời gian thực hiện, kết quả. Kế hoạch công tác phải được sự 
phê duyệt của lãnh đạo trước khi triển khai..
 - Thống nhất nề nếp sinh hoạt Tổ và quy định chung của Tổ, thiết lập hồ sơ 
theo quy định. 
 - Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ ít nhất 2 lần/tháng. Những 
nội dung sinh hoạt cần xây dựng trước và thông báo cho các thành viên để chuẩn bị 
chu đáo. Khắc phục tình trạng sinh hoạt tổ chuyên môn mà các thành viên không 
đưa ra được ý kiến để thảo luận.
 - Tổ trưởng chuyên môn phải chuẩn bị kỹ nội dung làm việc trước các buổi 
 sinh hoạt chuyên môn trong tháng. Cần tham khảo thêm ý kiến chỉ đạo của Hiệu 
 trưởng và Phó hiệu trưởng trước những vấn đề khó, chưa nắm rõ cụ thể.
 - Nội dung họp trong tháng cần thực hiện, tập trung đi sâu vào chuyên môn 
và những vấn đề về phương pháp dạy học, nội dung cụ thể, hình thức phải linh hoạt 
thay đổi phong phú, phải tạo hứng thú cho GV sinh hoạt.
 2.2. Nhiệm vụ khi tổ chức thao giảng:
 2 Công tác tổ chức phải được thực hiện ngay từ đầu năm học, phát huy nội lực 
từ phía giáo viên, sử dụng đúng người, đúng việc thì hiệu quả năng xuất cao, tùy 
theo năng lực sở trường các thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong công tác dạy và học. 
 Thống nhất nề nếp sinh hoạt tổ và quy định chung của tổ, thiết lập hồ sơ theo 
quy định.
 Giáo viên nghiêm túc chấp hành phân công chuyên môn nhà trường, mỗi 
giáo viên nâng cao tinh thần tự giác, thẳng thắn góp ý với mục đích góp phần nâng 
cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt chú trọng đến 
công tác chủ nhiệm, quan tâm đến nề nếp học sinh, làm tốt công tác tổ chức lớp 
học. Lấy chất lượng giáo dục làm mục tiêu phấn đấu.
 4. Công tác chỉ đạo chuyên môn: 
 - Phát huy vai trò tổ trưởng chuyên môn, nhận thức trong việc chỉ đạo, nắm 
bắt và cập nhật thông tin kịp thời, khuyến khích việc chủ động, sáng tạo của giáo 
viên và học sinh, tránh áp đặt, bảo thủ. Tham mưu tốt cho nhà trường những vấn đề 
liên quan trực tiếp đến tổ như: Cụ thể hóa kế hoạch nhà trường, tổ chuyên môn đến 
từng giáo viên....
 - Tổ chức học tập quán triệt các văn bản liên quan đến chuyên môn, chỉ thị 
nhiệm vụ năm học của các cấp, tham gia xây dựng kế hoạch, sắp xếp phân công 
đúng năng lực giáo viên trong tổ,
 - Ngoài hồ sơ sổ sách đã quy định mỗi GV cần trang bị thêm sổ tay để ghi 
những nội dung cần thiết phục vụ cho công tác dạy và học. Ghi những nhận xét 
đánh giá, góp ý của tổ, của Đoàn kiểm tra và nhà trường, ghi những kinh nghiệm 
hay...
 5. Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch:
 - Việc xây dụng kế hoạch phải hợp lý, có tính khả thi giúp cho Tổ hoạt động 
tốt. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học Tổ tiến hành họp nghiên cứu văn bản hướng 
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, đồng thời phân 
tích kỹ tình hình thực tế của tổ, thống nhất lập kế hoạch năm, kế hoạch được triển 
khai thực hiện khi được Hiệu trưởng ký duyệt. Hàng tháng, tổ đánh giá công tác 
tháng qua, đề ra kế hoạch tháng tới, kết hợp định hướng kế hoạch tuần một cách cụ 
thể, nội dung công việc, người thực hiện, thời gian thực hiện, luôn chú ý đến các 
chỉ tiêu thi đua.
 4 - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học như đã thiết kế, Tổ trưởng chuyên môn 
phải thường xuyên tổ chức dự giờ, thao giảng chuyên đề đánh giá rút kinh nghiệm, 
yêu cầu giáo viên thực hiện theo kế hoạch đã thống nhất, phải nắm vững nội dung 
chương trình, đối tượng học sinh, dự kiến định lượng kiến thức cần truyền tải, chú 
trọng hiệu quả giờ dạy.
 - Tổ chức trao đổi, hội ý nhanh những vấn đề trong khi dạy mà học sinh khó 
hiểu, giáo viên khó dạy, không nhất thiết phải chờ đến họp tổ.
 6.3.Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục:
 Đây là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn giáo dục hiện nay. Chính vì vậy 
việc nâng cao năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục là một việc làm cần thiết của tổ 
chuyên môn, tổ thống nhất nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp (trải nghiệm sáng 
tạo) phải được đầu tư, thảo luận tìm ra cách tổ chức thực hiện lôi cuốn học sinh. 
Trong các tiết giảng dạy tổ chuyên môn cần chú ý: Yêu cầu soạn bài phải thể hiện 
rõ nội dung giáo dục, giáo viên chủ động soạn các tiết ngoài giờ lên lớp tùy theo 
tình hình của mỗi lớp để lồng ghép.
 6.4.Bồi dưỡng năng lực tự học nâng cao nghiệp vụ sư phạm:
 - Vận động giáo viên tăng cường dự giờ thăm lớp, nhận xét đánh giá rút kinh 
nghiệm. Tích cực tham gia học tập các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm, 
nghiên cứu các tài liệu như môn đun trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên, 
các tài liệu tham khảo khác có liên quan đến công tác giảng dạy...
 - Tăng cường công tác kiếm tra, đánh giá học sinh, GV hướng dẫn cho học 
sinh tự kiểm tra đánh giá.
 - Tổ chuyên môn có thể cùng với nhà trường kiểm tra đánh giá các giáo viên 
trong tổ khác mà mình không phụ trách để rút kinh nghiệm cho tổ mình .
 7. Trao đổi về sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học:
 - Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng 
đồ dùng, thiết bị vào dạy học, tự thiết kế và sử dụng sẽ giúp rèn luyện được nhiều 
kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.
 - Trong các buổi sinh hoạt tổ, Tổ trưởng chuyên môn cùng với các thành 
viên trong tổ xây dựng ý kiến cần sử dụng thiết bị dạy học như thế nào để đạt hiệu 
quả và tính năng của chúng.
 8. Đánh giá kết quả dạy học, hiệu quả giảng dạy và giáo dục:
 6 Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tổ trưởng tóm tắt lại, lấy ý kiến thống 
nhất bổ sung vào biên bản tổ và đó là nghị quyết của tổ, mọi thành viên trong 
tổ phải có nhiệm vụ thực hiện. 
 Tổ trưởng thông báo nội dung khác (nếu có). 
 - Mời tổ viên có ý kiến, đề nghị BGH. 
 - Mời đại diện BGH có ý kiến (nếu có thành viên BGH dự). 
 - Kết luận, phân công, chuẩn bị cho phiên họp tới. 
 - Thư ký tổ thông qua biên bản.
 IV. Kết luận:
 Qua thực tế làm công tác Tổ trưởng, để tổ chức hoạt động tổ chuyên môn 
đạt hiệu quả cao nhất cần:
 - Phải luôn tìm tòi các biện pháp, hình thức sinh hoạt phong phú, lôi cuốn để 
hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 
 - Duy trì sự đoàn kết nội bộ, phát huy sức mạnh tập thể, nhiệt tình, có tinh 
thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo. 
 - Tập trung lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với học sinh 
của khối và của từng lớp, quan tâm đến hiệu quả công việc dù là nhỏ nhất. Chú ý 
khắc phục những hạn chế của giáo viên và học sinh kịp thời . 
 - Thường xuyên tham khảo tài liệu để áp dụng trong giảng dạy và chỉ đạo 
chuyên môn đạt hiệu quả cao. Luôn gần gũi, tạo niềm tin cũng như tin tưởng các 
thành viên trong tổ khi thực hiện nhiệm vụ. 
 Trên đây là một số “Biện pháp về nâng cao chât lượng sinh hoạt tổ chuyên 
môn trong trường học” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đóng góp 
vào phương hướng hoạt động của chuyên môn nhà trường, rất mong được các đồng 
chí quan tâm và đóng góp thêm.
 Hòa Bình, ngày 2 tháng 12 năm 2018
 DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT 
 Mai Ngọc Diệu
 8

File đính kèm:

  • docchuyen_de_bien_phap_nang_cao_chat_luong_sinh_hoat_to_chuyen.doc