Chuyên đề Áp dụng phương pháp dạy học “bàn tay nặn bột” vào môn Khoa học Lớp 4&5

doc 7 Trang Bình Hà 33
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Áp dụng phương pháp dạy học “bàn tay nặn bột” vào môn Khoa học Lớp 4&5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Áp dụng phương pháp dạy học “bàn tay nặn bột” vào môn Khoa học Lớp 4&5

Chuyên đề Áp dụng phương pháp dạy học “bàn tay nặn bột” vào môn Khoa học Lớp 4&5
 Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác Phương pháp “Bàn tay 
nặn bột” luôn coi HS là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là 
người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của GV.
 II. Đặc điểm cơ bản của phương pháp BTNB
 - HS quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại gần gũi 
với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó.
 - Trong quá trình tìm hiểu, HS lập luận, bảo vệ ý kiến mình, đưa ra tập thể 
thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà 
chỉ với những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên.
 - Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến 
trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho 
các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự 
chủ khá lớn.
 III. Các kỹ thuật dạy học theo PP bàn tay năn bột
 1. Tổ chức lớp học:
 - Bố trí vật dụng trong lớp học: Các nhóm bàn ghế cần sắp xếp hài hòa 
theo số lượng HS trong lớp; Cần chú ý đến hướng ngồi của các HS sao cho tất 
cả HS đều nhìn thấy rõ thông tin trên bảng; 
 - Không khí làm việc trong lớp học:
 GV cần xây dựng không khí làm việc và các mối quan hệ giữa các HS 
dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đối xử công bằng, bình đẳng giữa các HS trong 
lớp.
 2. Giúp HS bộc lộ quan niệm ban đầu:
 GV cần khuyến khích HS trình bày ý kiến của mình. Cần biết chấp nhận 
và tôn trọng những quan điểm sai của HS khi trình bày biểu tượng ban đầu. Biểu 
tượng ban đầu có thể trình bày bằng lời nói hay viết, vẽ ra giấy. Biểu tượng ban 
đầu là quan niệm cá nhân nên GV phải đề nghị HS làm việc cá nhân để trình bày 
biểu tượng ban đầu.
 Nếu một vài HS nêu ý kiến đúng, GV không nên vội vàng khen ngợi hoặc 
có những biểu hiện chứng tỏ ý kiến đó là đúng vì như thế vô tình làm ức chế các 
HS khác muốn bộc lộ quan niệm của mình.
 Khi HS làm việc cá nhân để đưa ra quan niệm ban đầu bằng cách viết hay 
vẽ thì GV nên tranh thủ đi một vòng quan sát và chọn nhanh những quan niệm 
không chính xác, sai lệch lớn với kiến thức khoa học. Nên chọn những quan 
niện ban đầu khác nhau để đối chiếu, so sánh ở bước tiếp theo của tiến trình 
phương pháp. Làm tương tự khi HS nêu ý kiến bằng lời. GV tranh thủ ghi những 
ý kiến khác nhau lên bảng.
 2 phương pháp BTNB, hoạt động nhóm được chú trọng nhiều và thông qua đó 
giúp HS làm quen với phong cách làm việc khoa học, rèn luyện ngôn ngữ cho 
HS.
 5. Kĩ thuật đặt câu hỏi của GV:
 Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi nhằm mục đích làm bộc lộ quan niệm ban 
đầu của HS.
 Câu hỏi gợi ý là các câu hỏi được đặt ra trong quá trình làm việc của HS, 
nhằm gợi ý, định hướng cho HS rõ hơn hoặc kích thích một suy nghĩ mới của 
HS.
 6. Rèn luyện ngôn ngữ cho HS thông qua dạy học theo phương pháp 
BTNB:
 Rèn luyện ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết.
 7. Kĩ thuật chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của HS:
 Trong các tiết học theo phương pháp BTNB, GV cần nhanh chóng nắm 
bắt ý kiến phát biểu của từng HS và phân loại các ý tưởng đó để thực hiện ý đồ 
dạy học.
 Khi chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của HS, GV cần chú ý:
 - Cho HS phát biểu ý kiến tự do và tuyệt đối không nhận xét các ý kiến đó 
là đúng hay sai ngay sau khi HS phát biểu.
 - Khi một HS đã nêu ý kiến thì GV yêu cầu HS khác trình bày các ý kiến 
khác hay bổ sung cho ý kiến mà HS trước đã trình bày để tránh làm mất thời 
gian và ý kiến không bị trùng lặp.
 - Đối với các ý tưởng phức tạp hay có nhiều ý kiến khác biệt, GV nên ghi 
chú lại ở một góc trên bảng để HS theo dõi. Khi ghi chú những ý kiến nào cùng 
chung ý thì viết gần nhau để tiện cho việc nhận xét của HS.
 - Đối với những biểu tượng ban đầu được HS trình bày bằng hình vẽ, sơ 
đồ thì GV quan sát và chọn một số hình tiêu biểu, có những điểm sai lệch 
nhau rõ rệt để dán lên bảng, giúp HS dễ so sánh, nhận xét.
 - Đối với những biểu tượng ban đầu được HS trình bày dưới dạng mô tả 
bằng cách viết vào vở thực hành thì GV tranh thủ bao quát lớp, ghi nhớ những 
HS có ý tưởng tiêu biểu để có thể yêu cầu HS này trình bày khi kết thúc thời 
gian làm việc cá nhân. Nên cho HS có ý tưởng sai lệch nhiều với kiến thức 
đúng trình bày trước, những hS có ý kiến tốt hơn trình bày sau.
 8. Hướng dẫn HS đề xuất thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu hay 
phương án tìm câu trả lời:
 Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà GV có phương pháp phù hợp. Tuy nhiên 
cần chú ý:
 Đối với ý kiến hay vấn đề đặt ra đơn giản, ít phương án hay thí nghiệm 
chứng minh thì GV có thể cho HS trả lời trực tiếp phương án mà HS đề xuất.
 4 12. Đánh giá HS trong dạy học theo phương pháp BTNB:
 - Đánh giá HS qua quá trình thảo luận, trình bày, phát biệu ý kiến tại lớp 
học.
 - Đánh giá HS trong quá trình làm thí nghiệm.
 - Đánh giá HS thông qua sự tiến bộ nhận thức của HS trong vở thực hành.
 IV. Tiến trình sử dụng Phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong mỗi hoạt 
động gồm 5 bước sau:
 Các bước Nhiệm vụ của HS Nhiệm vụ của GV
 Quan sát, suy nghĩ - GV chủ động đưa ra một tình 
 Bước 1: huống mở có liên quan đến vấn đề 
 đặt ra. 
 Tình huống 
 xuất phát và - Câu hỏi nêu vấn đề đảm bảo ngắn 
 nêu vấn đề gọn, gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với 
 trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức 
 và kích thích tính tò mò, thích tìm 
 tòi, 
 Bộc lộ quan niệm ban đầu nêu - GV cần: Khuyến khích HS nêu 
 Bước 2: những suy nghĩ từ đó hình những suy nghĩ bằng nhiều cách nói, 
 Hình thành thành câu hỏi, giả viết, vẽ. 
 biểu tượng thuyết...bằng nhiều cách nói, - GV quan sát nhanh để tìm các đặc 
 của HS viết, vẽ. Đây là bước quan điểm khác biệt.
 trọng đặc trưng của PP 
 BTNB - GV ghi nhận kết quả của HS không 
 nhận xét đúng sai.
 Từ các khác biệt và phong phú - GV đặt câu hỏi đề nghị HS đề xuất 
 Bước 3:
 về biểu tượng ban đầu, HS đề ý kiến tìm tòi nghiên cứu để trả lời 
 Đề xuất câu xuất câu hỏi liên quan đến nội cho câu hỏi đó.
 hỏi hay giả 
 dung bài học. - GV ghi lại các cách đề xuất của 
 thuyết và 
 HS trình bày các ý tưởng của học sinh (không lặp lại) 
 phương án 
 mình, đối chiếu nó với những 
 tìm tòi (Nếu HS chưa đề xuất được GV có 
 bạn khác. thể gợi ý hay đề xuất phương án cụ 
 thể).
 - HS hình dung có thể kiểm tra - Nêu rõ yêu cầu, mục đích yêu cầu 
 các giả thuyết quan sát, điều của hoạt động.
 Bước 4: tra, đọc tài liệu.
 Thực hiện - GV bao quát và nhắc nhở các 
 phương án - HS sinh ghi chép lại các đặc nhóm chưa thực hiện hoặc thực hiện 
 tìm tòi điểm các hình ảnh đã được sai
 quan sát. - Tổ chức việc đối chiếu các ý kiến 
 - HS kiểm tra các giả thuyết của sau một thời gian tạm đủ mà HS có 
 6

File đính kèm:

  • docchuyen_de_ap_dung_phuong_phap_day_hoc_ban_tay_nan_bot_vao_mo.doc