Bài giảng Toán 7 - Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Toán 7 - Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Toán 7 - Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số
§1. Khái niệm về biểu thức đại số Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số. - Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số. §1. Khái niệm về biểu thức đại số 2. Khái niệm về biểu thức đại số: Xét bài toán: Viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp bằng 5 (cm) và a (cm). Giải: Biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật trên là: 2.(5+a) *Biểu thức đại số là biểu thức gồm các số, các chữ và các phép toán ( cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) trên các số, các chữ đó. Trong biểu thức đại số, các chữ đại diện cho các số tùy ý nào đó . Người ta gọi những chữ như vậy là biến số ( hay gọi tắt là biến). 3 Ví dụ: 2.x+ 3xy là biểu thức đại số, hai biến là x và y. 1 5.(2a− b) là biểu thức đại số, hai biến là a và b. 2 §1. Khái niệm về biểu thức đại số ?2. Viết biểu thức biểu thị diện tích của các hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 2 (cm). a cm 2 cm a cm Biểu thức biểu thị diện tích hình chữ nhật là: a.(a + 2) biến số Chú ý: Trong biểu thức đại số, vì chữ đại diện cho các số nên khi thực hiện các phép toán trên các chữ, ta có thể áp dụng những tính chất, quy tắc phép toán như trên các số. Chẳng hạn: • x + y = y + x ; xy = yx ; • xxx = x3 ; • (x + y) + z = x + (y + z) ; (xy)z = x(yz) ; • x(y + z) = xy + xz ; • –(x + y – z) = – x – y + z ; * Các biểu thức đại số có chứa biến ở mẫu, chẳng hạn: 150 1 ; t x − 0,5 (với các biến t, x nằm ở mẫu) chưa được xét đến trong chương này.
File đính kèm:
- bai_giang_toan_7_bai_1_khai_niem_ve_bieu_thuc_dai_so.pptx